close
Địa điểmKinh nghiệm du lịch

Kinh nghiệm đi làng lụa Hội An 2019: giá vé, có gì đẹp?

 Làng lụa Hội An là một trong những làng nghề truyền thống đã gần 300 năm tuổi. Làng lụa là một dự án khôi phục làng nghề của công ty CP Tơ Lụa Quảng Nam, đến thăm làng nghề du khách sẽ nghe được giới thiệu về lịch sử phát triển và những thăng trầm của nghề tơ lụa Hội An. 

Hội An xưa là một thương cảng quốc tế lớn, sầm uất, nơi đây là đầu mối nối của “Con đường tơ lụa trên biển” trực tiếp đưa sản phẩm tơ sống và các sản phẩm từ lụa của xứ Hội xuất sang các nước phương Tây và các nước Châu Á. Vậy cùng thăm quan trải nghiệm làng nghề truyền thống ngay thôi!

làng lụa ở hội an

Giá vé thăm quan làng nghề

  • Giá vé thăm quan làng lụa là 50.000đ/người, có hướng dẫn viên.
  • Giá buffet tại Hội An village trong làng lụa có giá là 299.000đ, bạn sẽ được thưởng thức đến 40 món đặc sản bán trên những gánh hàng.

Làng lụa Hội An có gì đẹp?

Chỉ cách phố cổ Hội An 1km về phía Tây, địa chỉ làng nghề tại số 28 nằm trên đường Nguyễn Tất Thành. Đây được coi là một bảo tàng sống về nghề trồng dâu để nuôi tằm, rồi ươm tơ, dệt lụa, hiện nay làng nghề còn lưu giữ được 40 gốc dâu tằm cổ hàng trăm năm tuổi, và trồng nhiều giống dâu tằm quý của các vùng trên mọi miền đất nước.

Khi bàn vừa đến làng nghề mở ra trước mắt bạn là một không gian xanh rộng, thoáng mát, ở giữa hàng cây xanh mát là những ngôi nhà với thiết kế đặc trưng của những ngôi nhà cổ Hội An, trong không gian vườn có một hồ trồng hoa sen, hoa súng. Lối đi nhỏ lát bằng đất nung nằm giưã bãi cỏ được chăm sóc cẩn thận.

làng lụa ở hội an

Trong khuôn viên rộng 2ha có gian nhà lớn và rộng nhất để thờ bà Chúa Tằm Tang Đoàn Quý Phi. Gian nhà chính phía bên trái là nơi các nghệ nhân trình diễn dệt lụa bằng khung cửi gỗ. Nơi trưng bày máy dệt và là nơi luộc kén kéo sợi thì nằm ở gian sau nhà.

Đến thăm làng lụa Hội An bạn sẽ được trực tiếp xem các nghệ nhân kéo sợi, dệt tơ bằng các công cụ, cách thức kỹ thuật dệt thủ công của người Champa xưa trong thời Đại Việt, không những thế chính tay bạn sẽ được trải  nghiệm từng công đoạn từ hái lá dâu cho tằm ăn, thu hoạch kén tằm, tận mắt xem người thợ dùng các kĩ thuật để tằm nhả tơ.

làng lụa hội an đà nẵng

Không những được trải nghiệm thực tế mà bạn còn được chiêm ngưỡng bộ sưu tập có đến 100 bộ trang phục cổ bằng lụa cao cấp, sang trọng và quí phái. Để phục vụ du khách ngay tại trong làng lụa có mở nhà hàng và khu nghỉ dưỡng, tất cả không gian đều rộng rãi, hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên, với đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp phục vụ thực khách nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng.

Đặc biệt vào ngày cuối tuần nhà hàng Hội An Sillk  Village sẽ phục vụ buffet ngoài trời với thực khách sẽ được phục vụ 40 món đặc sản Hội An tại những quán gánh, còn được nghe ca nhạc dân ca qua giọng ca của những cô thôn nữ.

Đường đến làng lụa Hội An có khó đi không?

Đường đến làng lụa rất dễ đi, nếu bạn đang ở phố cổ Hội An thì bạn có thể đạp xe đạp với giá thuê xe là 30.000đ, ngồi xích lô hoặc là đi bộ.  Còn nếu bạn bắt đầu xuất phát từ thành Phố Đà Nẵng thì bạn có thể đi xe máy với giá thuê từ 90.000đ đến 120.000đ/ngày, đi xe buýt, đi taxi.

Nên đến làng lụa Hội An vào thời điểm nào?

du lịch làng lụa ở hội an

Thời điểm thích hợp để đến thăm quan du lịch làng lụa là từ tháng 2 đến tháng 8, vào thời điểm này thời tiết mát mẻ, ít có mưa. Nhưng tháng 3 và tháng 4 là thời điểm đẹp nhất vì lúc này chưa vào mùa cao điểm du lịch nên không đông người chen chúc. Đặc biệt nên tránh đi vào tháng 10 và tháng 11 vì đây là thời gian hay có bão, mưa lớn sẽ gây gián đoạn hành trình của bạn.

Những địa điểm du lịch nào gần làng lụa?

Làng gốm Thanh Hà

làng gốm thanh hà

 Từ làng lụa Hội An bạn đi thêm 2km về phía tây là bạn sẽ đến làng gốm Thanh Hà, đây  là làng nghề truyền thống đã 300 năm tuổi, ngự tại Phạm Phán, khối 5 phường Thanh Hà, đây chắc chắn là một trong những làng nghề bạn nên ghé đến thăm quan.

Đến thăm quan du lịch tại làng bạn sẽ thấy vô cùng yên bình, toàn bộ đường đi đều lát bằng gạch nung, đến những mái ngói cũng lợp bằng ngói nung của làng nghề. Bạn sẽ được tự tay làm ra các sản phẩm bằng gốm với sự chỉ dẫn của các nghệ nhân, còn tha hồ “sống ảo” tại công viên đất nung.

Bạn có thắc mắc rằng ở Hội An có gì? câu trả lời đó là có những làng nghề truyền thống lâu đời tất cả đã góp phần tạo nên những giá trị lịch trị cho Hội An ngày nay.

Làng rau Trà Quế

làng rau trà quế

Làng rau Trà Quế cách trung tâm Hội An 3km về phía Bắc, từ xưa đến nay làng nghề luôn là nơi cung cấp rau sạch với 20 loại rau gia vị, khi các loại rau này khi được trộn với nhau sẽ tạo nên 5 vị chua, cay, đắng, chát và ngọt.

Đến làng nghề bạn sẽ được trải nghiệm hóa thân thành những người nông dân thực thụ, chăm sóc vườn rau, sau những thời gian lao động vất vả bạn sẽ được thưởng thức những món đặc sản nổi tiếng ăn kèm với chính luống rau sạch ngoài vườn mà bạn đã chăm.

Phố cổ Hội An

Đây chắc chăn là địa điểm bạn không thể không ghé đến, thăm quan tìm hiểu giá trị lịch sử của những ngôi nhà cổ nhuốm màu thời gian, bạn có thể dạo quanh phố cổ bằng xe đạp hoặc ngồi xích lô và tản bộ ven sông thưởng thức những món hàng gánh như chè, tào phớ, bánh bèo, bánh xèo, cao lầu…

Ngồi cafe ở những quán có tầng thượng, view nhìn ngắm được toàn phố cổ, thưởng thức những cốc trà thảo mộc 10.000đ mát lạnh, tha hồ chụp ảnh bên những bức tường vàng, dàn hoa giấy.

Buổi tối tại phố cổ bạn sẽ được trải nghiệm ngồi thuyền thả đèn hoa đăng ước nguyền trên sông Hoài, ngắm đèn lồng rực rỡ thắp sáng đường đi, chơi các trò chơi dân gian, mua đồ lưu niệm ở chợ đêm.

Chùa Cầu

khám phá chùa cầu hội an

Nằm nay bên phố cổ Chùa Cầu Hội An là công trình nghệ thuật giao thao văn hóa Việt Nam và Nhật Bản. Đây là địa danh được in ở mặt sau của tờ 20.000đ, cây cầu còn được gọi là cầu Nhật Bản vì người xây dựng nên công trình này là người Nhật. Vào năm 1900 Chùa Cầu được công nhận là Di tích Lịch Sử – Văn hóa cấp quốc gia.

Nằm vắt qua một con lách nhỏ cầu được thiết kếc độc đáo có một ngôi chùa ở trên cầu nên có tên gọi là Chùa Cầu, toàn bộ cầu đều là gỗ và được sơn son, những họa tiết hoa văn trạm trổ tinh tế, ngôi chùa trên cầu không Phật mà thờ Bắc Đế Trấn, một vị thần chuyên ban niềm vui và hạnh phúc cho mọi người.

Biển Cửa Đại

Muốn thay đổi không khí, hít thở gió biển thì chỉ cách trung tâm phố cổ 4km về phía đông, biển Cửa Đại với bờ cát trắng mịn, nước biển thì trong vắt, hàng dừa xanh rợp bóng, đường ra biển rất thuận tiện và dễ dàng từ làng lụa Hội An bạn có thể đạp xe đạp, hoặc đi xe máy.

Còn gì tuyệt vời hơn khi ra biển vừa ngắm biển mà lại còn vừa thưởng thức những món hải sản tươi ngon, được chế biến thành những món ăn hấp dẫn nhữ ghẹ sốt me, chíp chíp hấp, cá đuối nướng sa tế, tôm nướng, nộm sứa…

Cách bãi biển cửa Đại Không xa bạn có thể đến bãi An Bàng chơi các trò chơi trên biển như bóng chuyền trên cát, ngồi trên thuyền thúng lênh đênh trên biển câu cá, hay đi thuyền ra đảo Cù Lao Chàm lặn ngắm rạng san hô.

Ngoài những địa điểm du lịch đã quen thuộc thì những khu du lịch Hội An mới mở sẽ góp phần làm chuyến đi du lịch của bạn có thêm nhiều thú vị và hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Vinpearl Hội An

địa điểm du lịch hội an

Nằm cách trung tâm phố cổ Hội An 15km và cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 45km đường đến Vinpearl Hội An rất dễ đi nên bạn có thể đến đó bằng xe máy, khu vui chơi còn có xe buýt miễn phí đón tại các trạm đón cố định.

Bạn sẽ thỏa thích được vui chơi vì có tận ngoài trời có đến 20 trò chơi, công viên nước thì có hệ thống ống trượt “cực đã, cực khủng”, còn trong nhà có tận 95 trò chơi điện tử, có phòng chiếu phim 5D. Vào đến Vinpearl bạn sẽ thỏa thích “check in” với bến cảnh Giao Thoa, một bên bến là Đại Lộ Giấc Mơ, bên đối diện là mô hình phố cổ Hội An.

Trên đây bài viết chia sẻ kinh nghiệm đi thăm quan, trải nghiệm làng lụa Hội An và một số gợi ý một vài địa điểm du lịch gần làng lụa, chắc chắn rằng bài viết sẽ hữu ích dành cho bạn. Chúc bạn có một chuyến đi du lịch với nhiều trải nghiệm thú vị!

Mời các bạn xem video về làng lụa Hội An:

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch hội an tự túc

Tags : địa điểm du lịch hội anhội an

Leave a Response